Sơn Vilet
  • Sản Xuất Kệ Kho Hàng Số 1 Việt Nam Mua ngay
  • Mua hàng Trực tiếp từ nhà sản xuất
  • Thường xuyên có chính sách ưu đãi Xem chi tiết
  • Cần giúp đỡ? Hãy gọi:   0933021077
Tất cả danh mục
Giỏ hàng 0 Giỏ hàng
Không có sản phẩm trong giỏ hàng.
Tư Vấn

Cách Tinh Chi Phí Hàng Tồn Kho Nhanh, Chuẩn Cho Doanh Nghiệp

Chi phí tồn kho vốn được coi là “ gánh nặng” mà không thể tránh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất. Có thể nói hàng tồn kho chính là tiền của doanh nghiệp, hay nói đúng hơn đó chính là tài sản của doanh nghiệp sản xuất hay nhập về. Nhưng doanh nghiệp phải mất một khoản để dự trữ và tránh hỏng hóc, mà nó còn rộng hơn thế. Nhiều nhà quản lý chưa dự trù được hay giải thích được hết các khoản chi phí này nên dẫn tới tính toán giá thành sản phẩm chưa chính xác. Kéo theo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dần kém đi.

cach tinh ton kho
Kiểm soát hàng tồn kho là việc cần thiết với mọi doanh nghiệp

Chi phí tồn kho là gì?

Chi phí tồn kho hay còn gọi là Inventory cost. Đây là một thuật ngữ để ám chỉ và sử dụng nhằm tới đối tượng là các chi phí đặt hàng và các lưu trữ hàng tồn kho, hay các thủ tục giấy tờ và các công tác quản lý nó. Chi phí này được ban giám đốc doanh nghiệp coi như là một phần trong đánh giá chất lượng hàng tồn kho cần được lưu trữ. Từ đó sẽ dẫn tới việc đầu tư vào dây chuyền hay nhân sự để bố trí, cũng như ra được tỉ lệ hoàn thành sản xuất 1 đơn hàng hay chi phí sản xuất 1 đơn hàng trong một quy trình sản xuất.

Đặc điểm của chi phí tồn kho

Chi phí hàng tồn kho là tỉ lệ phần trăm của giá trị hàng tồn kho hàng năm. Việc đánh giá các hàng hóa và các chi phí liên quan là việc không thể bỏ qua và tuyệt đối cần thiết cho doanh nghiệp:

Nhờ chi phí hàng tồn kho mà doanh nghiệp có thể xác định lợi nhuận.

Xác định được các khoản có thể giảm chi phí

Phân bổ vốn và sản phẩm nào bán chạy, đem lại lợi nhuận cao.

Cần cân bằng giữa tỉ lệ phần trăm hàng tồn kho sao cho hợp lý, tránh mất cân bằng sẽ dẫn tới những thiệt hại to lớn cho doanh nghiệp.

Các loại chi phí tồn kho

cac loai chi phi ton kho
 

– Chi phí đặt hàng.

Chi phí mua sắm và chi phí hậu cần trong nước được coi là chi phí đặt hàng. Chi phí đặt hàng dựa trên sự thay đổi của hai yếu tố: Chi phí đặt hàng vượt mức và Chi phí đặt hàng nhỏ.

Chi phí đặt hàng gồm 2 yếu tố: vượt mức và quá ít. Nếu vượt mức thì sẽ thêm chi phí ghi sổ của hàng tồn kho. Còn nếu đặt ít quá sau này cần đặt thêm thì sẽ thêm chi phí bổ sung và chi phí đặt hàng. Hai chi phí trên được xem như là tổng chi phí tồn kho. Nếu bạn nắm rõ được và cân bằng giữa 2 chi phí này ở mức hợp lý nhất thì sẽ là tốt nhất. Và điều đó chứng tỏ bạn đã nắm rõ việc số lượng hàng cần đặt hay sản xuất là bao nhiêu, và khi nào đặt hàng hay sản xuất.

– Chi phí ghi sổ.

Chi phí ghi sổ hàng tồn kho là tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá xem bạn có đang điều hành một hoạt động hiệu quả hay không. Chi phí ghi sổ cao khiến cho tổ chức của bạn có nhiều hàng tồn kho hơn mức của nhu cầu, Do vậy bạn cần điều chỉnh tần suất đặt hàng với các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để nhằm giữ cho hàng tồn kho di chuyển.

Chi phí ghi sổ của hàng tồn kho có nhắc tới chi phí phát sinh như: bảo quản, bảo trì hàng tồn kho. Giới chuyên môn gọi đây là chi phí nắm giữ vì nó là bản chất phục vụ việc duy trì hàng tồn kho trong thời gian giữa kỳ.

Chi phí ghi số là chi phí đề cập tới các vấn đề phát sinh bảo quản hay duy trì hàng tồn kho: Bao gồm chi phí cơ hội số tiền đầu tư, chi phí không gian lưu trữ, chi phí rủi ro của hàng tồn kho, chi phí dịch vụ phát sinh kho có hàng tồn kho và chi phí tài trợ hàng tồn kho.

Chi phí không gian lưu trữ sẽ không cố định vì sẽ thay đổi theo vị trí. Nó bao gồm các khoản như chi phí cơ sở lưu trữ, chi phí bảo trì, chi phí cơ sở vật chất để vận hành cũng như khấu hao. Nếu bạn sử dụng các mẫu kệ kho hàng như: kệ trung tải, kệ selective, kệ double deep… của Onetech thì chi phí này sẽ được tính vào đây.

Chi phí rủi ro hàng tồn kho hoàn toàn có liên quan đến việc mất mát hàng hóa có thể phát sinh một số các lý do như hư hỏng khi vận chuyển, lỗi vận chuyển, gian lận hoặc trộm cắp.

Chi phí dịch vụ hàng tồn kho được coi là chi phí phát sinh trong quá trình xử lý hàng hóa thực tế. Nó cũng bao gồm các chi phí liên quan tác động tới việc đếm chu kỳ và kiểm soát hàng tồn kho, bảo hiểm, bảo mật và phần cứng CNTT có tính ứng dụng nếu được sử dụng.

Chi phí cơ hội của số tiền đầu tư vào hàng tồn kho có thể xem xét các lựa chọn thay thế tránh mất mát hay thiết lập các ràng buộc về tiền mặt trong hàng tồn kho, điển hình như các khoản đầu tư vào quỹ tương hỗ hoặc tiền gửi có kỳ hạn. 

Chi phí tài trợ cho hàng tồn kho về bản chất vô cùng phức tạp và phụ thuộc vào dựa trên tình hình kinh doanh. Các loại chi phí hàng tồn kho này liên quan đến các khoản đầu tư nhân kèm theo lãi suất vốn lưu động.

Số liệu về giá được ghi sổ của hàng tồn kho liên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho, có thể là nội bộ hoặc dựa trên các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba cùng nhà cung cấp dịch vụ thuê trả tiền ngoài.

Chi phí ghi sổ sẽ gồm tổng chi phí chung cũng như phân bổ cho số lượng đơn vị sản phẩm đã được sản xuất trong mỗi kỳ.

– Chi phí quản lý.

Bộ phận quản lý sẽ trả lương cho nhân viên kế toán các khoản chi phí. Cũng như chịu trách nhiệm tổng hợp các khoản chi phí hàng tồn kho kèm giá vốn hàng bán, phản hồi các yêu cầu dựa trên phân tích hàng tồn kho khác và bảo vệ các kết quả của họ theo các kết quả của nhân viên kiểm toán viên nội bộ và thuê ngoài của công ty. Chi phí cho nhân viên kế toán là chi phí bắt buộc được cho vào chi phí phát sinh.

Chi phí hàng tồn khó có thể là một gánh nặng nếu không được cân đối và điều chỉnh hợp lý. Đây là khoản chi phí có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận và dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp.

Cách tính chi phí tồn kho

cach tinh hang ton kho

Công thức chi phí tồn kho là vô cùng quan trọng và nó sẽ tác động tới lợi nhuận trực tiếp của công ty. Onetech sẽ mách các bạn công thức tính hàng tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ và chi phí mua hàng trong kỳ. Người làm kế toán cân đối chi phí hàng tồn kho bằng phép cộng đơn thuần của hàng tồn kho đầu kỳ với hàng tồn kho và loại bỏ đi số hàng tồn kho cuối kỳ.

Ví dụ hàng tồn kho đầu kỳ của công ty có giá trị 100 triệu. Hàng này mua với giá 40 triệu trong khoảng một khoảng thời gian. Sau đó trải qua vài lần khan hiếm và sốt hàng, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 45 triệu. Phi phí tồn kho trong khoảng thời gian là ( 100 triệu + 40 triệu ) – 45 triệu = 95 triệu.

Công thức cơ bản này tính đến tất cả các chi phí có thể kiểm kê nắm bắt được. Lưu ý bất kỳ điều chỉnh nào đối với hàng tồn kho đều khiến thay đổi trong thu nhập được báo cáo.

Thường người ta để khoảng thời gian trong 1 tháng, để thời gian dài sẽ dẫn đến bị thô lỗ lớn hơn và khó kiểm soát. Nếu để theo ngày thì không phù hợp vì nó gây cồng kềnh và tốn quá nhiều chi phí kiểm đếm.

Vừa rồi là những chia sẻ và kinh nghiệm đúc kết của Onetech, hi vọng qua bài viết trên bạn đã có được câu trả lời thiết thực và phù hợp với nhu cầu của bản thân. Mọi thông tin xin liên hệ hotline: 0933021077.


Contact Me on Zalo
0933.021.077